Quy Trình 7 Bước Nặn Mụn Đúng Cách, Không Để Lại Sẹo Hay Vết Thâm

Mụn là vấn đề chắc chắn bất kỳ ai cũn phải gặp phải. Nhưng ít người biết cách để nặn mụn mà không gây sẹo rỗ. Do đó, hãy cùng Phòng khám Evie tìm hiểu cách nặn mụn để khôn bị sẹo rỗ nhé!

Các loại mụn thường gặp

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và các loại mụn để có cách điều trị thích hợp cho từng cấp độ mụn

Mụn trứng cá

Là loại mụn phổ biến đối với khí hậu nóng giống như Việt Nam. Việc phải tiếp xúc khí hậu nóng khiến da khô và cần tiết ra nhiều nhờn để cũng cấp độ ẩm cho da. Nhưng bã nhờn tiết quá mức và môi trường nhiều bụi bẩn  gây nên mụn trứng cá. Nếu không có cách điều trị phù hợp dễ dàng thành mụn viêm, mụn mũ

Mụn đầu đen

Thường xuất hiện ở các vị trí tiết nhiều bả nhờn như trán, mũi, 2 bên má. Nguyên nhân hình thành do tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn lâu ngày tích tụ sâu bên trong da. Đầu mụn trồi lên và đồng thời do chịu tác đông của ánh sáng mặt trời và oxy hóa nên chuyển sang màu đen.

Mụn đầu trắng

Xuất hiện nhiều ở vị trí mũi và cằm. Nguyên nhân xuất hiện do da bị bí và nhiễm khuẩn

Mụn mủ, mụn bọc

Được hình thành do mụn trứng cá bị viêm nên xuất hiện mủ trắng và sưng trên bên mặt da; sẽ có cảm giác đau. Lúc này cần phải vệ sinh da mặt sạch sẽ để tránh gây nên hậu quả nghiêm trọng sau này

Mụn viêm

Là một thể nặng của mụn trứng cá có biểu hiện là da bị phồng một mảng to, sưng, đỏ, gây đau và khó có thể xác định được vị trí nhân mụn.

cac loai mun thuong gap 300x190 - Quy Trình 7 Bước Nặn Mụn Đúng Cách, Không Để Lại Sẹo Hay Vết Thâm
Các loại mụn thường gặp

Không Phải Loại Mụn Nào Cũng Có Thể Tự Ý Nặn

Tùy vào loại mụn mà bạn đang mắc phải mà bạn có thể tự nặn tại nhà hoặc phải đến các trung tâm da liễu, chăm sóc da để nhân viên có chuyên môn xử lý, tránh biến chứng nặng. Một số loại mụn có thể tự nặn ở nhà:

  • Mụn đầu trắng
  • Mụn đầu đen
  • Mụn trứng cá ở tình trạng nhẹ
  • Mụn cám
  • Mụn đã khô còi, không bị viêm, sưng
  • Phần nhân đã cứng và trồi lên bề mặt da (có thể nhìn thấy được)
  • Bạn chỉ nên nặng những loại mụn này khi tình trạng không quá nghiêm trọng, nhân mụn đã chín và cần thực hiện tốt khâu vệ sinh, chăm sóc da sau khi nặn. Còn những nốt mụn sau đây bạn không nên tự ý xử lý:
  • Mụn bị viêm, mụn bọc
  • Mụn đã chuyển biến nặng, dù thấy còi nhưng vẫn có cảm giác bị sưng và đau
  • Mụn viêm mọc thành mảng lớn

Quy Trình 7 Bước Nặn Mụn Đúng Cách, Không Để Lại Sẹo Hay Vết Thâm

Nặn mụn ở nhà không dễ cũng không khó nhưng bạn phải đảm bảo lấy hết nhân để mụn không tiếp tục phát triển và hình thành mụn mới. Không những vậy, bạn cũng phải chú ý đến những bước đơn giản như rửa tay, vệ sinh vùng da trước và sau khi nặn. Do đó, nếu muốn nặn mụn tại nhà, để hạn chế tối đa rủi ro, bạn hãy thực hiện theo các bước được chia sẻ dưới đây:

Bước 1: Lựa chọn chính xác loại mụn

Bạn nên nặn mụn vào buổi tối vì sau đó da có thời gian nghỉ ngơi và vết thương mau phục hồi. Tuyệt đối chỉ nên chọn những nốt mụn đã chín, thấy còi, không sưng, không đau, không viêm.

Bước 2: Vệ sinh da mặt, xông hơi

Đây là một bước cực kỳ quan trọng, không thể bỏ qua trong quá trình này vì sẽ giảm thiểu vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm sau khi nặn. Bạn sẽ tẩy trang, rửa mặt sạch sẽ và dùng thêm toner để loại bỏ hết những bụi bẩn trên bề mặt da. Tiếp theo, hãy dùng khăn ngâm nước ấm chườm lên da mặt từ 2 – 3 phút hoặc bạn trực tiếp xông hơi. Việc này sẽ giúp da mềm, lỗ chân lông nở ra, tạo điều kiện đẩy nhân mụn ra ngoài một cách dễ dàng.

xong mat day mun an bang gung sa chanh 300x200 - Quy Trình 7 Bước Nặn Mụn Đúng Cách, Không Để Lại Sẹo Hay Vết Thâm
Xông hơi mặt giúp hỗ trợ điều trị mụn

Bước 3: Khử trùng dụng cụ nặn mụn và tay

Bạn sẽ rửa tay bằng xà phòng rồi sau đó dùng cồn y tế khử trùng tay cũng như bộ dụng cụ nặn mụn chuyên dụng. Sau đó, bạn sẽ mang bao tay y tế để đảm bảo vệ sinh. Nếu không có cồn, hãy hơ qua lửa và lau lại bằng bông tẩy trang để làm nguội.

Bước 4: Khử khuẩn vùng da nặn mụn

Chúng ta dùng bông tẩy trang có tẩm cồn y tế pha loãng để lau sạch vùng da cần nặn mụn. Điều này nhằm đảm bảo tuyệt đối sẽ không có vi khuẩn hay bụi bẩn sót lại trên bề mặt da.

Bước 5: Tiến hành nặn mụn

Nếu dùng cây nặn mụn thì nhấn nhẹ cây xuống xung quanh nốt mụn theo chiều ngược mọc lông đến khi thấy nhân mụn trồi lên. Bạn cố gắng lấy hết nhân mụn để không tiếp tục hình thành mụn mới.

Nếu dùng tay, bạn sẽ sử dụng hai ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn xuống nốt mụn, dồn lực để đẩy chân mụn trồi lên. Thao tác cần thực hiện dứt khoát để gốc mụn được lấy hết. Sau đó, hãy dùng tăm bông gạc nhẹ và lấy nhân mụn ra khỏi da.

nan mun 390959 300x200 - Quy Trình 7 Bước Nặn Mụn Đúng Cách, Không Để Lại Sẹo Hay Vết Thâm
Nặn mụn

Bước 6: Vệ sinh vùng da nặn mụn

Sau khi nặn xong, dùng bông tẩy trang chứa Sulfur 5% để khử khuẩn toàn bộ da mặt để kháng khuẩn và kháng viêm. Bạn có thể sử dụng thêm loại mặt nạ làm dịu vết thương đắp lên, tuy nhiên bạn cần tham khảo qua bác sĩ, chuyên gia về da liễu để dùng đúng loại.

Bước 7: Dùng sản phẩm trị mụn chuyên dụng hay kem nghệ, nghệ tươi

Việc nặn mụn sẽ khiến lỗ chân lông to ra, tạo điều kiện để vi khuẩn và bụi bẩn bám vào để gây mụn trở lại nên bạn cần chăm sóc da kỹ lưỡng hơn. Thông thường, chúng ta sẽ dùng thuốc trị mụn chuyên dụng hoặc dùng kem nghệ, nghệ tươi chấm vào nốt mụn để giảm trình trạng viêm nhiễm, vết thâm sau khi xử lý.

Trên đây là qui trình 7 bước nặn mụn không để lại sẹo rỗ hay vết thâm bạn cần nên biết. Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay Phòng khám Evie để được hỗ trợ chi tiết.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *