Sẹo lồi được xem là kẻ thù của phái đẹp khi mà nó đem đến khuyết điểm cho làn da. Thông thường, vết thương nếu không biết cách chăm sóc sẽ gây ra sẹo lồi. Sẹo lồi sẽ càng nặng hơn nếu bạn sử dụng các thực phẩm không phù hợp. Tham khảo bài viết sau để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “ Sẹo lồi không nên ăn gì? “.
TÁC HẠI CỦA SẸO LỒI
Trước khi bàn về việc “Sẹo lồi không nên ăn gì?”, thì bạn cần biết về tác hại của sẹo lồi. Tác hại đầu tiên có thể kể đến của sẹo lồi chính là gây mất thẩm mỹ cho cơ thể. Vì khi bị thương, vùng da tại vị trí vết thương thường để lại sẹo nếu không biết cách bảo vệ. Mà hình dạng vết sẹo thường khá to, nổi cộm gây nên cảm giác khó chịu cho khổ chủ. Mặt khác, các vết sẹo lồi nếu nằm ở các khu vực bàn tay, bàn chân,… sẽ làm cản trở các hoạt động của các bộ phận trên. Việc co kéo có thể làm trật khớp bàn tay, làm khớp biến dạng.
Bên cạnh đó, sẹo lồi đôi khi có thể gây ngứa, đau rát tại vùng da sẹo. Đối với những vết sẹo do tăng sinh collagen quá mức, sẹo lồi sẽ cọ sát với quần áo gây nên khó chịu, đau rát.
BỊ SẸO LỒI KHÔNG NÊN ĂN GÌ? VÀ NÊN ĂN GÌ?
Sẹo lồi ảnh hưởng đến cuộc sống bạn rất nhiều, nhưng nếu bạn biết cách kiềm soát vết sẹo thì nó sẽ không còn là nỗi lo của bạn nữa. Bên cạnh việc trị trực tiếp thì chế độ ăn uống hằng ngày cũng góp một phần không nhỏ trong việc giảm thiểu khả năng hình thành sẹo lồi. Bạn cần biết được sẹo lồi không nên ăn gì và nên ăn gì thì cải thiện vết sẹo.
BỊ SẸO LỒI KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
- Rau muống: sẹo lồi được gây ra bởi quá trình tăng sinh collagen quá mức, mà rau muống là một trong những thực phẩm giúp quá trình này diễn ra nhanh chóng. Sử dụng rau muống trong khoảng thời gian điều trị sẹo có thể sẽ đẩy phần da thừa của vết thương lên làm sẹo lồi nhiều hơn.
- Thịt bò: Là một trong những thực phẩm cung cấp sắt cho cơ thể, tuy nhiên ở giai đoạn tạo da non, nếu bạn sử dụng thịt bò sẽ có nguy cơ làm vết thương bị tối màu.
- Đồ nếp: Một trong những thực phẩm tuyệt đối không nên sử dụng khi bị vết thương chính là đồ nếp. Bởi đồ nếp có đặc tính nóng dễ khiến da bị mưng mủ, viêm nhiễm và tạo sẹo lồi xấu.
- Hải sản: Được xếp trong danh sách “ Sẹo lồi không nên ăn gì? “ , Hải sản chính là loại thực gây ngứa cho cho vết thương, nhất là đối với những người có cơ địa dị ứng hải sản. Bởi khi bị ngứa, bản thân sẽ thực hiện hành động rãi. Điều này, hoàn toàn không tốt cho vết thương, nghiêm trọng hơn có thể gây lở loét, viêm nhiễm cho bề mặt sẹo lồi.
- Lòng trắng trứng gà: Tương tự với rau muống, lòng trắng trứng gà sẽ giúp quá trình tăng sinh collagen trở nên nhanh chóng. Để vết thương không bị nặng hơn, bạn cần loại bỏ lòng trắng trứng ra khỏi thực đơn hàng ngày.
- Bị sẹo lồi nên ăn gì?
BỊ SẸO LỒI NÊN ĂN GÌ?
Khi có có vết thương để tránh bị thành sẹo bạn nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng để nhanh tình trạng phục hồi của làn da. Dưới đây là danh sách các thực phẩm cần nên bổ sung để tránh bị lồi sẹo.
- Thực phẩm bổ sung Sắt
Đối với quá trình làm lành vết thương, nguyên tố sắt đóng một vai trò khá quan trọng. Bởi sắt giúp hình thành làn da mới, che kín vết thương. Một số thực phẩm có bổ sung sắt như: Thịt lợn, đậu phụ, các loại hạt thuộc họ đậu…
- Thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C sẽ tốt cho vết thương. Bởi vitamin C sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình sản xuất collagen. Giúp vết thương bình phục nhanh hơn, da sáng màu hơn và hạn chế tối đa việc hình thành sẹo lồi, sẹo thâm. Vitamin C thường được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau xanh như: Cam, bưởi, ổi, kiwi, Bông cải xanh, rau ngót, rau chân vịt,…
- Thực phẩm chứa vitamin E
Vitamin E là chất chống oxy hóa trong cơ thể, có tác dụng tốt cho sự ngăn ngừa sẹo lồi và hình thành vết thâm do sẹo để lại. Cần bổ sung vitamin E từ các nguồn thực phẩm như: quả bơ, hạt hướng dương, bông cải xanh, quả đu đủ,…
- Thực phẩm chứa Kẽm
Các thực phẩm chứa kẽm như: hàu, sò, gan lợn, sữa, hoặc các loại hạt có nhiều dầu (đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân,…) sẽ tốt cho sự phát triển và chỉnh sửa mô trong giai đoạn khôi phục vết thương.
Sẹo lồi vốn đã gây khó khăn cho khổ chủ. Bởi thế, cần ngăn ngừa tình trạng sẹo trở nên nặng hơn và khó trị bằng các loại thực phẩm nên và không nên sử dụng trong quá trình điều trị sẹo.